Tai Chinh Ngan Hang 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tai Chinh Ngan Hang 1

Welcome to TCNH1 !!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» HCM - Trích xuất dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng website lớn, forum lớn
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeThu Apr 14, 2011 2:54 am by raovatclc-ads

» Dịch vụ luận văn, tiểu luận sinh viên
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeThu Jan 28, 2010 10:52 pm by huongnb

» Tuyển tập tiểu luận, luận văn các môn kinh tế
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeThu Jan 28, 2010 10:44 pm by huongnb

» Lịch năm mới 2010 cho SV
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeMon Oct 19, 2009 6:22 pm by ndkhoa2388

» Máy massage bấm huyệt dr.care giá sinh viên
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeFri Oct 09, 2009 7:13 pm by ndkhoa2388

» Shopping với FORYOU nào!!!!
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeSat Sep 05, 2009 3:38 pm by foryoushop

» THONG BAO KHAN CAP
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeFri Apr 03, 2009 1:17 pm by Heart-break kid

» Sử dụng máy chiếu – Sự cố với hình ảnh trình chiếu cần tư vấn
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeThu Mar 26, 2009 10:39 am by thanhcongjsc

» Bán Tre làm trại 26-3 ... Giá rẻ đây
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeFri Mar 13, 2009 11:19 am by giang-rocker

» CƯỜI NÈ PÀ KON ƠI
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeMon Feb 23, 2009 9:00 pm by Only_you

» pé Dâu tây bú sữa no rùi ngủ đây
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeFri Jan 23, 2009 12:25 pm by Heart-break kid

» Đơn Xin Làm Mod
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeMon Jan 19, 2009 8:28 pm by ♥§u§u♥

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Top posters
Admin (335)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
ntphu36 (269)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
candy (263)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Selena (228)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Heart-break kid (186)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Nhox Kute (137)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Only_you (28)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Mr.Pig (22)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
silversnake (16)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
gia cat luong (11)
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_lcapThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_voting_barThắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_vote_rcap 
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

 

 Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả

Go down 
Tác giảThông điệp
Only_you
Búa Sắt
Búa Sắt



Tổng số bài gửi : 28
Join date : 29/11/2008
Age : 35
Đến từ : Đồng Tháp ^@^

Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả Empty
Bài gửiTiêu đề: Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả   Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả I_icon_minitimeTue Dec 02, 2008 1:41 pm

Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả

Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, NHTM tăng lãi suất tiền gửi, siết chặt cho vay… với mục tiêu chung là kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế. Tuy nhiên cái giá phải trả cho việc thực hiện những chính sách này không rẻ chút nào. Bài viết của PGS-TS Trần Ngọc Thơ - ThS Hồ Quốc Tuấn đăng trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn dưới đây trao đổi về những cái giá mà kinh tế Việt Nam phải trả khi thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát.

======

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Đây rõ ràng là một biện pháp nằm trong gói giải pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Chính phủ, bên cạnh các bài thuốc tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh các loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… đã được tiến hành.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát cao và đứng trước nguy cơ suy thoái toàn cầu, ngân hàng trung ương nhiều nước phải đứng giữa lựa chọn khó khăn là tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay giảm lãi suất để kích thích kinh tế, NHNN đã lựa chọn quan điểm thắt chặt tiền tệ. Nhìn vào động thái của các nước trên thế giới về chính sách lãi suất và rộng hơn là chính sách tiền tệ, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đang đi theo hướng đi của những nước đang có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc là ưu tiên chống lạm phát chứ không đi theo con đường cắt giảm lãi suất của Mỹ hay vài nước ASEAN khác như Thái Lan, Phillipines và Indonesia là chấp nhận lạm phát để chống suy thoái .

Nguyên nhân NHNN quyết liệt chống lạm phát cũng không khó hiểu. Từ năm ngoái, áp lực từ phía dư luận về vấn đề lạm phát đã không nhỏ, và nhiều ý kiến đã đề nghị hy sinh tăng trưởng chống lạm phát. Mặt khác, trong các tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát đã tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,38% trong tháng 1; đồng thời hậu quả của các đợt rét đậm ở miền Bắc và dịch cúm gia cầm bùng phát đang tạo áp lực tăng giá không nhỏ trong các tháng tiếp theo. Như vậy, chống lạm phát bằng mọi giá gần như là mục tiêu mà Chính phủ đang ưu tiên nhất. Vậy những hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát là gì?

Thắt chặt tiền tệ sẽ “tiếp thêm năng lượng” cho cuộc đua tăng lãi suất
Ngay từ tháng 1-2008, tình hình vốn tiền đồng của các ngân hàng thương mại đã căng thẳng, ngay từ đầu năm mới, lãi suất liên ngân hàng đã có lúc lên đến 25%. Nhiều ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng lên, có nơi điều chỉnh biểu lãi suất 2-3 lần trong một tháng. Như vậy, quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền đồng tăng cao trong khi thị trường chứng khoán đầu năm không có tín hiệu tốt còn thị trường bất động sản thì đang bị đánh giá là quá nóng và bị cơ quan quản lý “theo dõi” quá kỹ.

Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra khó mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Ở đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần chi phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà tăng thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện. Việc doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng thay thế trên thị trường. Với quyết tâm chống lạm phát của Nhà nước và việc nền kinh tế chúng ta đang mở cửa tự do thương mại sau WTO, khả năng xảy ra tình huống này không lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà ta có thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá.

Còn trong tình huống thứ hai, đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể chuyển phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn đến thua lỗ, và giảm quy mô kinh doanh. Điều này tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm.

Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm.
Trong tình hình các nhà phân tích và tổ chức quốc tế đều điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật, châu Âu và các người khổng lồ mới nổi ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ theo hướng giảm đi, chúng ta dễ dàng nhận ra kinh tế toàn cầu đang đi chậm lại và đã ở trong vòng xoáy suy giảm tăng trưởng (có lẽ còn hơi sớm để dùng từ suy thoái kéo dài).

Trước tình hình như vậy, quyết định thắt chặt tiền tệ, như đã bàn ở trên, sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng thì phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc sau khi thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ đã bị điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng từ hai con số còn 9,6%, còn tăng trưởng Việt Nam sau khi thắt chặt tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Mà tăng trưởng không cao thì sẽ tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người dân. Đây cũng là vấn đề xã hội không nhỏ.

Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp
Trong điều kiện thị trường chứng khoán đầu năm 2008 vẫn chưa mấy khởi sắc, liên tục các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là NHNN đang “hy sinh thị trường chứng khoán” để chống lạm phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng của thị trường này trong năm nay. Với một thị trường được xây dựng trên niềm tin, niềm tin bị sụt giảm thì thị trường khó mà phát triển khỏe mạnh, sẽ không tạo ra tỷ suất sinh lợi cao nữa. Mà thị trường không tạo ra tỷ suất sinh lợi cao thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn cảm thấy thị trường Việt Nam hấp dẫn nữa.

Chúng ta không nên chủ quan cho rằng nếu thị trường chứng khoán giảm giá về mức hấp dẫn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thích tham gia vào Việt Nam nhiều hơn. Một số nghiên cứu trong các năm 2000, 2001 ở các nước đang phát triển cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài là những người mua bán dựa trên kết quả tốt đẹp (positive feedback trader), nghĩa là tham gia vào một thị trường khi nó tạo ra tỷ suất sinh lợi hấp dẫn trong quá khứ, và thoát khỏi nó khi nó tạo ra tỷ suất sinh lợi không cao. Nhìn lại quá trình vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán nước ta, rõ ràng vốn đổ vào nhiều trong những năm gần đây khi chúng ta trở thành “ngôi sao đang lên”, còn trước đó, trong những năm trước 2002, nhiều quỹ đầu tư đã rời khỏi Việt Nam sau những giai đoạn thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng. Đó là chúng ta chưa tính đến yếu tố cơ bản là nếu kinh tế suy giảm tăng trưởng, chi phí vay mượn của doanh nghiệp tăng cao, thì liệu cái nhìn của nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng dài hạn của chúng ta sẽ bị bào mòn ít nhiều.

Đồng Việt Nam sẽ tiếp tục lên giá
Lãi suất tiền đồng (VND) được đẩy lên cao trong tình hình lãi suất đô la Mỹ (USD) trên thế giới đang giảm sẽ tạo áp lực giảm giá lên đồng USD so với VND. Cho dù lãi suất USD trong nước hiện khá cao so với thế giới, nhưng tính ra vẫn thấp hơn lãi suất VND khá nhiều, và tốc độ tăng lãi suất VND trong thời gian sắp tới nhiều khả năng sẽ nhanh hơn nhiều do mức độ căng thẳng vốn tiền đồng đã đến mức báo động ở nhiều ngân hàng.

Áp lực tăng giá VND chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu, vốn đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng xấu từ tình hình suy thoái ở nhiều nước phát triển. Đứng trước tình hình này, có thể NHNN sẽ tiếp tục bị buộc phải mua USD vào, và như vậy lại tăng cung tiền ra nền kinh tế. Rồi để trung hòa lượng cung tiền tăng lên này, NHNN sẽ lại phải tiếp tục phát hành tín phiếu, trái phiếu? Vậy chúng ta đang đi vào một vòng luẩn quẩn? Đó là chưa kể chúng ta cần để ý đến bài học của Trung Quốc trong bài toán “trung hòa” này: mua ngoại tệ vào trong lúc lãi suất ngoại tệ thấp, còn phải bán trái phiếu, tín phiếu với lãi suất “hợp lý”, thì kết quả là khoảng chênh lệch lãi suất là âm, khiến NHNN bị “lỗ nặng”. Với điều kiện hiện tại, khi mà khoảng hở lãi suất USD-VND đã trở nên quá lớn, liệu NHNN có đủ khả năng đứng vững trước sức ép phải bù đắp khoảng lỗ do chính sách “trung hòa” này?

Đánh giá chung

Từ những đánh giá trên, chúng ta có thể nhận ra rằng thực hiện thắt chặt tiền tệ cũng đồng nghĩa với chấp nhận rủi ro suy giảm tăng trưởng, đồng tiền tăng giá, thị trường vốn phát triển chậm lại và bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn đầu tư gián tiếp. Chấp nhận một rủi ro lớn như vậy, sẵn sàng trả giá không nhỏ, chỉ là vì chúng ta muốn kiềm chế lạm phát, để tăng trưởng thực sự mang lại lợi ích cho đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, phân tích chính sách này, chúng ta sẽ nhận thấy có những rủi ro có thể khiến nó không mang lại lợi ích thật sự mà chỉ mang tính ngắn hạn và không toàn vẹn. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến những điều kiện để đảm bảo chính sách hiện tại mang lại hiệu quả và đề xuất một số giải pháp đột phá.
Về Đầu Trang Go down
 
Thắt chặt tiền tệ và những hệ quả
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những kiểu khoe 'đẳng cấp' của teen
» Những ngộ nhận kỳ quặc của giới trẻ về 'chuyện ấy'
» Những chú chó hung dữ nhất
» Những sự thật kỳ lạ có thể bạn không biết
» tin nay chac nhiu pac bit nhung em cu dang thu coi do cac pac ai

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tai Chinh Ngan Hang 1 :: Tin Tức - Phóng Sự - Báo Chí :: Thông Tấn Xã-
Chuyển đến